HSK 3.0 khó ra sao? HSK 3.0 cần học như thế nào? Sau kỳ thi thử nghiệm HSK 3.0, đa phần thí sinh thi thử đều đánh giá đề KHÓ hơn. Chính vì vậy, học viên cần nắm rõ YÊU CẦU VỀ DUNG LƯỢNG KIẾN THỨC, CÁC BẪY, ĐIỂM KHÓ… thường gặp trong đề HSK 3.0 và phương pháp học như nào để “giải quyết” nhanh gọn các khó khăn trên.HSK 3.0 với độ khó cao, yêu cầu thí sinh không chỉ cần giỏi ngôn ngữ mà cần phát triển tư duy sáng tạo, ứng dụng tiếng Trung vào thực tế hàng ngày một cách trôi chảy.
Contents
Vậy học viên cần làm gì trong bối cảnh chuyển đổi HSK 3.0?
- Hiện tại chưa có thông báo chính thức về thời gian áp dụng HSK 3.0.
- Học viên nên học sớm, chuẩn bị kỹ càng về nền tảng kiến thức Tiếng Trung đồng thời rèn tư duy làm bài, chinh phục các điểm khó trong bài thi.
Dưới đây là chia sẻ phương pháp làm bài các dạng bài khó xuất hiện trong đề thi thử nghiệm HSK3 3.0
1. Đề HSK3 3.0
- Phần thi viết: xuất hiện dạng đề khó: viết câu văn mô tả tranh dựa trên từ cho sẵn. Đây là dạng đề của HSK4 cũ.
Đề thi yêu cầu thí sinh không chỉ cần nắm vững từ vựng, mà còn phải biết cách tư duy, vận dụng ngữ pháp thành thạo để viết 1 câu văn hoàn chỉnh, độ khó phần viết gần bằng HSK4 cũ.
Kỹ năng viết là kỹ năng khó nhất, bởi đây là kỹ năng tổng hợp, thể hiện rõ năng lực của thí sinh. Chỉ khi thành thạo nghe, nói, đọc thì kỹ năng viết mới tốt.
* Phần khó: dạng bài mô tả tranh dựa trên từ cho sẵn.
Lưu ý trong quá trình học:
- Bên cạnh mở rộng số lượng từ vựng, để đạt điểm cao phần này cần rèn kỹ năng viết theo lối văn phong của người Trung Quốc, với đặc trưng là câu văn dài, sử dụng được một số cấu trúc/ cụm từ khó để đạt điểm cao.
- Viết câu nào, chắc câu đó, thể hiện bản thân là người am hiểu ngữ pháp tiếng Trung và diễn đạt rõ 1 ý kiến/ quan điểm
Ví dụ: sử dụng ngữ pháp câu chữ 把, thể hiện thí sinh nắm vững ngữ pháp tiếng Trung, được đánh giá cao hơn.
2. Đề HSK4 3.0
- Phần thi đọc: Tăng gấp rưỡi số câu dạng đề chọn đáp án đúng. Đây là dạng đề khó, thí sinh tốn nhiều thời gian hơn với dạng đề này. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ rất dễ thiếu thời gian làm bài.
- Phần thi viết: Giảm số lượng câu dạng bài dễ, tăng dạng bài khó, dạng bài viết đoạn văn tối thiểu 80 chữ là yêu cầu của HSK 5 2.0
Tăng số lượng câu các dạng bài khó, giảm số lượng câu dạng bài dễ. Đây là điểm khó thí sinh cần lưu ý.
*Phần khó: Viết đoạn văn tối thiểu 80 chữ
Lưu ý trong quá trình học:
- Đối với trình độ HSK4, yêu cầu cao hơn, không chỉ viết câu mà là 1 đoạn văn.
- Để viết được đoạn văn điểm cao, bên cạnh nắm vững từ vựng, ngữ pháp câu đơn, câu ghép, cần sử dụng được các liên từ, từ dễ gây nhầm lẫn ở trình độ HSK4.
- Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn và cần có chiến lược làm bài đối với dạng bài viết đoạn văn 80 chữ.
- Nắm vững quy tắc gõ chữ Hán: lùi đầu dòng đoạn văn, sử dụng đúng dấu câu,…
3. Đề HSK5 3.0:
- Phần thi nghe: Độ khó cao hơn, tăng số câu dạng bài khó.
- Phần thi đọc và viết HSK5 xuất hiện dạng đề mới khó hơn, viết đoạn văn 100 chữ, viết đoạn văn theo chủ đề, không chỉ yêu cầu thí sinh có vốn kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng viết tốt mà còn yêu cầu năng lực tư duy, trình bày, biểu đạt logic, súc tích, khả năng quan sát, phân tích, sáng tạo.
* Phần khó: Viết đoạn văn 100 chữ dựa vào nhóm hình ảnh hoặc tư liệu, Viết đoạn văn theo chủ đề….
Lưu ý trong quá trình học:
- Trang bị kiến thức ngữ pháp chắc chắn ngay trong quá trình học, chú ý phân biệt các từ dễ gây nhầm lẫn
- Tăng cường nghe, đọc các tài liệu, phim ảnh, tin tức tiếng Trung để trang bị thêm kiến thức và hiểu biết
- Rèn luyện khả năng tư duy, trình bày, biểu đạt, quan sát, phân tích, sáng tạo qua các bài tập như biểu đạt thành đoạn theo chủ đề, thuyết trình ngắn,…
- Quy tắc gõ chữ Hán: lùi đầu dòng đoạn văn, sử dụng đúng dấu câu,…
4. Đề HSK6 3.0
- Phần viết: Có dạng bài văn vận dụng: thư tín, thông báo, yêu cầu thí sinh nâng cao năng lực sử dụng tiếng Trung thực tế, trang bị từ vựng và ngữ pháp chắc chắn vì khối lượng kiến thức là rất lớn.
* Phần khó: Dạng bài văn vận dụng: thư tín, thông báo
Lưu ý trong quá trình học:
- Trang bị từ vựng và ngữ pháp chắc chắn vì khối lượng kiến thức là rất lớn
- Rèn luyện qua các bài nghe, đọc phức tạp hơn, tốc độ cao hơn: tin tức, podcast, và các tài liệu học tiếng Trung, bài viết chuyên môn,…
- Rèn luyện viết các đoạn văn dài và phức tạp: học cách viết bài luận, báo cáo hoặc thư tín bằng tiếng Trung, hay bài viết về các chủ đề chuyên môn.
Tổng quan, HSK 3.0 đòi hỏi thí sinh học toàn diện, tư duy ứng dụng Tiếng Trung thực tế cao hơn. Vậy người học cần thay đổi tư duy, phương pháp học ra sao? Người dạy cần đổi mới phương pháp giảng dạy như nào để bắt kịp xu thế chuyển đổi HSK 3.0
👉👉Kính mời Quý Thầy/ Cô và các học viên quan tâm tham gia Chuỗi Tọa đàm: ĐÀO TẠO NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG QUỐC CHO GIÁO VIÊN VIỆT NAM.
“Giảng dạy tiếng Trung Quốc trong bối cảnh chuyển đổi HSK 3.0”
- Chuỗi tọa đàm gồm 12 buổi, buổi 1 diễn ra vào 19h30 Tối thứ 7, ngày 22/2/2025.
- Link đăng ký tham gia Tọa đàm: https://www.facebook.com/events/1362415634755410