Trần trong tiếng Trung là một chữ mang nhiều ý nghĩa. Cùng tìm hiểu và giải nghĩa chữ Trần trong bài viết sau.
Họ Trần là một trong những họ phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Trung Quốc. Để tìm hiểu sâu hơn về chữ Trần trong tiếng Trung có ý nghĩa như nào, cấu thành bởi những bộ thủ ra sao, tất cả sẽ được bật mí trong bài viết sau của hệ thống tiếng Trung CTI HSK.
Contents
I. Chữ Trần trong tiếng Trung có cấu tạo ra sao?
Chữ Trần trong tiếng Trung (hay tiếng Hán) được viết là 陳, phiên âm là chén. Chữ này mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau như: Trang bị, bày biện; thuật lại, kể lại; lâu ngày, cũ,… Đây là chữ vô cùng thông dụng trong cuộc sống bởi nó là một trong những họ phổ biến tại Trung Quốc (dưới thời nhà Chu). Hình thức giản thể của chữ Trần là 陈.
Thông tin chi tiết về chữ Trần:
- Âm Hán Việt: Trần, trận
- Tổng nét: 7 nét
- Lục thư: Hội ý
- Độ thông dụng trong tiếng Trung cổ: Rất cao
- Độ thông dụng trong tiếng Trung hiện đạo: Rất cao
II. Hướng dẫn chi tiết cách viết chữ Trần trong tiếng Trung
Dựa vào quy tắc viết các nét cơ bản trong tiếng Trung, từng bước viết chữ Trần sẽ được Hệ thống tiếng Trung CTI HSK trình bày như sau:
Đây là cách viết chữ Trần ở dạng giản thể. Trong thực tế, bạn có thể tìm hiểu cách viết chữ Trần ở dạng phồn thể để biết thêm cách viết khác.
III. Phân tích cấu tạo chữ Trần trong tiếng Trung
Chữ Trần trong tiếng Trung được cấu thành từ các bộ như sau:
- Bộ thủ Liễu (Leo) 阝đi cùng chữ Đông 東 ở bên phải.
- Chữ Đông được tạo nên từ hai bộ là bộ Mộc (Cây cối, gỗ) 木 và bộ Nhật (mặt trời, ban ngày) 日:
Ý nghĩa chi tiết của chữ Trần có thể được hiểu như sau:
Mặt trời mọc ở phương Đông được biểu hiện qua hình ảnh mặt trời mọc đằng sau cây cối. Khi sử dụng bút lông để viết chữ, bộ Liễu 阝khi viết sẽ được tạo nên từ nét đậm nhạt kéo dài và hất nhẹ, điều này khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh máu tóc người phụ nữ buông thả nhưng vô cùng kiêu kì.
Khi viết chữ Đông, người ta cần một gạch ngang mạnh mẽ phía bên trên, nét này tượng trưng cho bầu trời và bộ Nhật cũng vốn mang ý nghĩa là mặt trời. Tiếp đó là một nét sổ kéo thẳng xuống xuyên qua bầu trời và mặt trời ấy. Hai bên trái phải được hợp từ nét kiếm và nét lưỡi mác tạo nên chữ Đông, cụm này có nghĩa là phương Đông.
Chữ Trần khi được tỉ mỉ viết sẽ tạo nên cảm giác cân đối và ấn tượng. Thời xưa, khi viết chữ Trần, người ta cũng nhìn ra phần nào đó bản sắc tính cách và sự nghiệp của vua chúa.
IV. Các từ vựng có chứa chữ Trần trong tiếng Trung
Chữ Trần trong tiếng Trung có dạng phồn thể là 陳. Tuy nhiên khi tổng hợp, CTI sẽ đem đến cho các bạn danh sách một số từ chứa chữ Trần ở dạng giản thể 陈 để quá trình học tập và tiếp thu trở nên dễ dàng hơn.
- Trưng bày: 陈列
- Lâu năm: 陈年
- Cũ kỹ: 陈旧
- Trang trí: 陈设
- Trình bày: 陈述
- Kể lại: 陈诉
- Tình xưa: 陈情
- Kiểu cũ, cách làm cũ: 陈套
- Gạo cũ, gạo để lâu: 陈米
- Lỗi thời: 陈规
Bên cạnh những từ mà bài viết cung cấp, trong thực tế chữ Trần xuất hiện rất nhiều. Ý nghĩa của chữ này khi đi cùng những chữ khác đều mang một số nghĩa như: Trang bị, bày biện; thuật lại, kể lại; lâu ngày, cũ.
V. Những thông tin thú vị về họ Trần trong tiếng Hán
1. Thông tin về họ Trần tại Trung Quốc
Họ Trần là một trong những họ cổ của Trung Quốc, thuộc hậu duệ của vua Thuấn. Tương truyền rằng khi Chu Vũ Vương bắt đầu gây dựng nên nhà Chu thì đã giành được vùng đất Trần cho con cháu của vua Thuấn xưa, thành lập một đất nước riêng. Thời ấy, về mặt lãnh thổ thì bị nước Sở xâm chiếm nhưng người dân vẫn giữ lệ cũ, lấy họ Trần làm họ của mình.
2. Thông tin về họ Trần Tại Việt Nam
Họ Trần tại Việt Nam xuất hiện từ bao giờ vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp bởi trong lịch sử đã có rất nhiều người họ Trần di cư từ Trung Quốc sang nước ta. Một trong những cái tên tiêu biểu của thời đó chính là Mạn Thiện (bà tên thật là Trần Thị Đoan, mẹ của Hai Bà Trưng) và đây cũng là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa năm 40 sau Công Nguyên.
Tính đến năm 227 TCN thì những người họ Trần có gốc từ Bách Việt, Tần Châu, Phúc Kiến đã có những đoàn đầu tiên di cư sang nước ta. Nổi bật trong đó là Trần Tự Minh khi có công giúp cho triều đại vua An Dương Vương chống Tần thành công, ông đã lập võ đường tại Kinh Bắc.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin thú vị về chữ Trần trong tiếng Trung cũng như giải đáp nhiều thắc mắc xung quanh chữ này. Hi vọng những chia sẻ mới mẻ của bài viết sẽ giúp bạn thấy thú vị hơn khi tìm hiểu ngôn ngữ tiếng Trung. Đặc biệt, hãy tham khảo thêm nhiều kiến thức hơn tại Kho tài liệu tiếng Trung.