Trang chủ | Thư viện Hán ngữ | Phương pháp học | Thanh điệu tiếng Trung: cách học – đọc, cài đặt

Thanh điệu tiếng Trung: cách học – đọc, cài đặt

Thanh điệu tiếng Trung: cách học – đọc, cài đặt

Thanh điệu là bài học cơ bản đối với người mới. Học tốt thanh điệu sẽ giúp bạn phát âm chuẩn, tránh nhầm lẫn đáng tiếng. Thanh điệu có những quy tắc đọc cố định. Cùng CTI HSK học thanh điệu tiếng Trung và những quy tắc cần nhớ nhé!

1. Thanh điệu tiếng Trung là gì?

Trong ngữ âm tiếng Trung hiện đại, thanh điệu đề cập đến cao độ của âm thanh vốn có trong các âm tiết tiếng Trung. Thanh mẫu cùng với vận mẫu và thanh điệu tạo thành từ, thanh điệu có tác dụng phân biệt ý nghĩa của từ.

  • 管理 /guǎnlǐ/ quản lý; phụ trách; điều hành
  • 惯例 /guànlì/ thói quen; thường lệ; thông lệ
  • 官吏 /guānlì/ quan lại; công chức; viên chức; quan tư; lại; hoạn
  • 观礼 /guānlǐ/ xem lễ; dự lễ; dự lễ (mời)

2. Các thanh điệu và cách đọc

Trong tiếng Trung, thanh điệu có 4 dấu chính (được biểu thị bằng các dấu) và 1 thanh nhẹ (khinh thanh – không được biểu thị bằng dấu). Mỗi dấu sẽ thể hiện cao độ cũng như cách phát âm khác nhau cho nên cách đọc sẽ khác nhau.

Thanh điệu Ký hiệu Cách đọc Ví dụ
Thanh 1

(阴平/yīnpíng/ âm bình)

ˉ Độ cao âm thanh kéo dài và đều đều. Âm kéo dài từ cao độ 5 sang 5. yīn,sān
Thanh 2

(阳平/yángpíng/ Dương bình)

՛ Độ cao âm thanh tăng dần từ thấp lên cao. Âm độ từ trung bình lên cao theo chiều 3 lên 5. píng, shí
Thanh 3

(上声/shàngshēng/ Thượng thanh)

ˇ Độ cao âm thanh từ cao độ 2 (trung bình) xuống cao độ 1 (thấp) rồi lên cao độ 4 (vừa). xiǎo, měi
Thanh 4

(去声 /qù shēng/ Khứ thanh)

Độ cao âm thanh đi xuống và đọc dứt khoát với âm điệu từ cao nhất (cao độ 5) xuống thấp nhất (cao độ 1). gè, yuè

Các bạn cùng quan sát bảng thanh điệu tiếng Trung nhé!

Ngoài 4 thanh điệu trên, trong tiếng Trung còn có thanh nhẹ (khinh thanh). Thanh này không được biểu hiện bằng dấu với giọng đọc vừa nhẹ vừa ngắn. Ví dụ:

  • 个子 – /gèzi/
  • 护士 – /hùshi/
  • 事情 – /shìqing/
  • 休息 – /xiūxi/

3. Cách đánh dấu thanh điệu

Cũng như dấu của tiếng Việt, vị trí của thanh điệu cũng có quy tắc viết nhất định.

Đối với phiên âm có 1 nguyên âm đơn: Đánh dấu trực tiếp vào nguyên âm đơn đó: ì, ě, ó, ā,…

Ví dụ: yì, shì, qíng, jūn, wú…

Đối với phiên âm có nguyên âm kép thì tuân theo quy tắc sau:

  • Thứ tự ưu tiên là nguyên âm “a”. Ví dụ: guǎn, cǎo, xián…
  • Nếu không có nguyên âm “a” mà có nguyên âm “o” thì đánh dấu vào “o”. Ví dụ: zuò, xiōng,…
  • Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “e” thì đánh dấu thanh điệu vào “e”: jiě, yuè, shén,…
  • Là nguyên âm kép “iu” thì đánh dấu trên nguyên âm “u”. Ví dụ: jiǔ,…
  • Nếu là nguyên âm kép “ui” thì đánh dấu trên nguyên âm “i”. Ví dụ: guī, huì…

4. Quy tắc biến điệu trong tiếng Trung

Quy tắc biến điệu trong tiếng Trung là các từ có phiên âm ở một số trường hợp sẽ thay đổi để phát âm dễ và giọng điệu cũng tự nhiên hơn.

4.1. Biến điệu thanh 3

Khi từ phiên âm có 2 thanh 3 (3-3) đứng sát nhau thì đổi thành 2-3.

Ví dụ: 想你 /xiǎng nǐ/ đọc thành “xiáng nǐ”

Khi 3 thanh 3 đứng sát nhau (3-3-3) thì cần giữ nguyên độ cao của thanh 3 cuối cùng, từ đầu tiên và từ thứ 2 có 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Với kết cấu từ ghép “2+1″” từ đầu tiên và từ thứ 2 đều đọc thành thanh 2. Ví dụ 水彩笔 /shuǐcǎi bǐ/; 选举法 /xuǎnjǔ fǎ/
  • Trường hợp 2: Với kết cấu từ ghép “1+2” từ đầu tiên đọc thành 1/2 thanh 3, từ thứ 2 đọc thành thanh 2.. Ví dụ: 冷处理 /lěngchǔlǐ/; 小两口 /xiǎo liǎngkǒu/; 好导演 /Hǎo dǎoyǎn/; 海产品 /Hǎi chǎnpǐn/.

Khi từ phiên âm có 4 thanh 3 đứng sát nhau (3-3-3-3) thì đổi thành 2-3-2-3

Ví dụ: 我很想你 /wǒ hěn xiǎng nǐ/ đọc thành “wó hěn xiáng nǐ”

4.2. Biến điệu “bù” và “yī”

Khi 一 /yī/ và 不 /bù/ đi cùng với từ mang thanh thứ 4 thì “yī” đọc thành “yí “và “bù” đọc thành “bú”.

Ví dụ:

  • 一切 /yīqiè/ đọc thành “yíqiè”
  • 不要 /bùyào/ đọc thành “búyào”

Khi 一 / yī / đi cùng từ mang thanh 1, 2, 3 đọc thành “yì”

Ví dụ:

  • 一般 /yībān/ đọc thành “yìbān”
  • 一言 /yī yán/ đọc thành “yìyán”
  • 一本 /yīběn/ đọc thành “yìběn”

4. Cách gõ phiên âm tiếng Trung có dấu trên điện thoại

  • Bước 1: Chuyển bàn phím điện thoại sang bộ gõ tiếng Trung pinyin (loại bàn phím QWERTY).
  • Bước 2: Gõ chữ lưu ý các thanh điệu thường sẽ nằm ở các nguyên âm “a, o, e, u, i, v” vì vậy khi gõ chữ ở các nguyên âm phải bấm giữ nó tầm 3 giây.

Ví dụ: Muốn đánh chữ “yībān”, với chữ “yī” ta sẽ bấm chữ “y” sau đó bấm và đồng thời giữ chữ “i” 3 giây lập tức màn hình sẽ hiện ra chữ “i” kèm phần thanh điệu. Tương tự chữ “bān” ta sẽ bấm chữ “b” và “a” đồng thời giữ 3 giây rồi chọn thanh điệu và bấm chữ “n” chữ “a”.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thanh điệu tiếng Trung, hy vọng bài học đã đem lại cho bạn những thông tin cần thiết. Chúc các bạn học tốt mỗi ngày nhé!

Đánh giá post
TƯ VẤN
LỘ TRÌNH HỌC TẬP 1:1
CÙNG CHUYÊN GIA HSK