Trang chủ | Chưa phân loại | Học phát âm tiếng Trung: Đọc vận mẫu, thanh mẫu và thanh điệu

Học phát âm tiếng Trung: Đọc vận mẫu, thanh mẫu và thanh điệu

Học phát âm tiếng Trung: Đọc vận mẫu, thanh mẫu và thanh điệu

Bạn đang gặp khó khăn với phát âm tiếng Trung? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước cách học phát âm tiếng Trung hiệu quả nhất.

Muốn giao tiếp lưu loát với người Trung Quốc, bạn không chỉ cần biết từ vựng và ngữ pháp mà còn phải phát âm chuẩn. Việc học phát âm tiếng Trung không chỉ giúp bạn hiểu người khác mà còn giúp người khác hiểu bạn rõ hơn. Trong bài viết này, hãy cùng CTI HSK tìm hiểu về cách phát âm tiếng Trung chuẩn xác nhất.

1. Cách đọc vận mẫu trong tiếng Trung

Trong tiếng Trung có tổng cộng 36 vận mẫu. Sau đây, hãy cùng hệ thống tiếng Trung CTI HSK tìm hiểu cách đọc của từng vận mẫu này nhé:

danh sách 36 vận mẫu trong tiếng trung

1.1 6 nguyên âm đơn

  • a: Cách phát âm – miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp. Đây là nguyên âm dài, không tròn môi. Cách phát âm gần giống với “a” trong tiếng Việt.
  • o: Cách phát âm – lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao ở vị trí trung tâm, hai môi tròn và nhô ra một chút. Đây là nguyên âm dài, tròn môi. Cách phát âm hơi giống với “ô” trong tiếng Việt.
  • e: Cách phát âm – lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao ở vị trí trung tâm, miệng mở vừa phải. Đây là nguyên âm dài, không tròn môi. Cách phát âm hơi giống với “ơ” và “ưa” trong tiếng Việt.
  • i: Cách phát âm – đầu lưỡi chạm vào răng dưới, phần trước của lưỡi nâng sát ngạc cứng, hai môi dẹp và bành ra. Đây là nguyên âm dài, không tròn môi. Cách phát âm tương tự “i” trong tiếng Việt.
  • u: Cách phát âm – gốc lưỡi nâng cao, lưỡi rút về phía sau, hai môi tròn và nhô ra phía trước. Đây là nguyên âm dài, tròn môi. Cách phát âm giống với “u” trong tiếng Việt.
  • ü: Cách phát âm – đầu lưỡi chạm vào răng dưới, phần trước của lưỡi nâng sát ngạc cứng, hai môi tròn và nhô ra phía trước. Đây là nguyên âm dài, tròn môi. Cách phát âm hơi giống với “uy” trong tiếng Việt.

1.2 13 nguyên âm kép

  • ai: Bắt đầu với nguyên âm “a”,  dần dần chuyển sang nguyên âm “i”. Gần giống âm “ai” trong tiếng Việt.
  • ei: Bắt đầu với nguyên âm “e”, ngay lập tức chuyển sang nguyên âm “i”. Cách phát âm gần giống âm “ây” trong tiếng Việt.
  • ao: Bắt đầu với nguyên âm “a”, dần dần chuyển sang nguyên âm “o”. Cách phát âm gần giống âm “ao” trong tiếng Việt.
  • ou: Bắt đầu với nguyên âm “o”, ngay lập tức chuyển sang nguyên âm “u”. Cách phát âm gần giống âm “âu” trong tiếng Việt.
  • ia: Bắt đầu với nguyên âm “i”, ngay lập tức chuyển sang nguyên âm “a”. Tiếng Việt không có âm tương tự, nhưng phát âm hơi giống âm “ia”.
  • ie: Bắt đầu với nguyên âm “i”, ngay lập tức chuyển sang nguyên âm “e”. Cách phát âm gần giống âm “ia” trong tiếng Việt.
  • ua: Bắt đầu với nguyên âm “u”, ngay lập tức chuyển sang nguyên âm “a”. Cách phát âm gần giống âm “oa” trong tiếng Việt.
  • uo: Bắt đầu với nguyên âm “u”, dần dần chuyển sang nguyên âm “o”. Cách phát âm gần giống âm “ua” trong tiếng Việt.
  • üe: Bắt đầu với nguyên âm “ü”, dần dần chuyển sang nguyên âm “e”. Cách phát âm gần giống âm “uê” trong tiếng Việt.
  • iao: Bắt đầu với nguyên âm “i”, ngay lập tức chuyển sang nguyên âm kép “ao”. Cách phát âm gần giống âm “eo” trong tiếng Việt.
  • iou: Bắt đầu với nguyên âm “i”, ngay lập tức chuyển sang nguyên âm kép “ou”. Cách phát âm hơi giống âm “yêu” trong tiếng Việt.
  • uai: Bắt đầu với nguyên âm “u”, ngay lập tức chuyển sang nguyên âm kép “ai”. Cách phát âm gần giống âm “oai” trong tiếng Việt.
  • uei: Bắt đầu với nguyên âm “u”, ngay lập tức chuyển sang nguyên âm kép “ei”. Cách phát âm hơi giống âm “uây” trong tiếng Việt.

1.3 16 nguyên âm mũi

  • an: Bắt đầu bằng nguyên âm “a”, chuyển sang phụ âm “n”. Gần giống “an” trong tiếng Việt.
  • en: Bắt đầu bằng nguyên âm “e”, chuyển sang phụ âm “n”. Gần giống âm “ân” trong tiếng Việt.
  • in: Bắt đầu bằng nguyên âm “i”, chuyển sang phụ âm “n”. Gần giống âm “in” trong tiếng Việt.
  • ün: Bắt đầu bằng nguyên âm “ü”, chuyển sang phụ âm “n”. Tương tự âm “uyn” trong tiếng Việt.
  • ian: Bắt đầu bằng nguyên âm “i”, chuyển sang nguyên âm mũi “an”. Gần giống âm “iên” trong tiếng Việt.
  • uan: Bắt đầu bằng nguyên âm “u”, chuyển sang nguyên âm mũi “an”. Gần giống âm “oan” trong tiếng Việt.
  • üan: Bắt đầu bằng nguyên âm “ü”, chuyển sang nguyên âm mũi “an”. Gần giống âm “oen” trong tiếng Việt.
  • uen (un): Bắt đầu bằng nguyên âm “u”, chuyển sang phụ âm “en”. Gần giống âm “uân” trong tiếng Việt.
  • ang: Bắt đầu bằng nguyên âm “a”, chuyển sang âm “ng”. Gần giống “ang” trong tiếng Việt.
  • eng: Bắt đầu bằng nguyên âm “e”, chuyển sang âm “ng”. Gần giống “âng” trong tiếng Việt.
  • ing: Bắt đầu bằng nguyên âm “i”, chuyển sang âm “ng”. Gần giống “inh” trong tiếng Việt.
  • ong: Bắt đầu bằng nguyên âm “o”, chuyển sang âm “ng”. Tương tự “ung” trong tiếng Việt.
  • iong: Bắt đầu bằng nguyên âm “i”, chuyển sang nguyên âm mũi “ong”. Giống với âm “ung” trong tiếng Việt.
  • ing: Bắt đầu bằng nguyên âm “i”, chuyển sang nguyên âm mũi “ang”. Gần giống “eng” trong tiếng Việt.
  • uang: Bắt đầu bằng nguyên âm “u”, chuyển sang nguyên âm mũi “ang”. Gần giống “oang” trong tiếng Việt.
  • ueng: Bắt đầu bằng nguyên âm “u”, chuyển sang nguyên âm mũi “eng”. Tương tự “uâng” trong tiếng Việt.

1.4 Nguyên âm er

  • er: Bắt đầu bằng nguyên âm “e”, sau đó lưỡi dần dần cuộn lên. “er” là một nguyên âm đặc biệt, là một âm tiết độc lập. Đặc biệt không thể kết hợp với bất kỳ nguyên âm hay phụ âm nào khác.

2. Cách đọc thanh mẫu trong tiếng Trung

Để học phát âm tiếng Trung chuẩn xác thì nhất định phải đọc đúng các thanh mẫu. Tìm hiểu ngay cách đọc 22 thanh mẫu chi tiết nhất sau đây:

các thanh mẫu trong tiếng trung

2.1 Nhóm âm hai môi và răng môi

  • b: Đây là âm môi môi. Để phát âm, hai môi khép lại tự nhiên. Tiếp theo đó mở ra, cho phép luồng không khí thoát ra từ miệng. Đây là âm tắc, không có bật hơi và không phát ra âm thanh. Cách phát âm tương tự như chữ “p” trong tiếng Việt.
  • p: Đây cũng là âm môi môi. Cách phát âm – hai môi khép lại tự nhiên. Sau đó mở ra, cho phép luồng không khí thoát ra từ miệng. Đây là âm tắc có bật hơi, tạo ra tiếng nổ nhẹ hơn chữ “p” nhưng mạnh hơn chữ “b” trong tiếng Việt.
  • m: Đây là âm môi môi. Để phát âm, hai môi khép lại tự nhiên và cho phép luồng không khí thoát ra từ mũi. Đây là âm mũi, có âm thanh. Cách phát âm giống chữ “m” trong tiếng Việt.
  • f: Đây là âm môi răng. Cách phát âm – môi dưới chạm nhẹ vào răng trên, luồng không khí thoát ra từ khe giữa răng và môi. Cách phát âm tương tự như chữ “ph” trong tiếng Việt.

2.2 Nhóm âm đầu lưỡi

  • d: Đây là âm đầu lưỡi giữa. Để phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên. Sau đó lưỡi hạ thấp để luồng không khí thoát ra từ miệng mà không có bật hơi. Cách phát âm tương tự chữ “t” trong tiếng Việt.
  • t: Đây cũng là âm đầu lưỡi giữa. Để phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên. Tiếp theo lưỡi hạ thấp đột ngột, cho phép luồng không khí thoát ra từ miệng. Đây là âm tắc, có bật hơi, tương tự như chữ “th” trong tiếng Việt.
  • n: Đây là âm đầu lưỡi giữa. Để phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên. Đây là âm mũi, có âm thanh. Cách phát âm gần giống với chữ “n” trong tiếng Việt.
  • l: Đây là âm đầu lưỡi giữa. Để phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên, và luồng không khí thoát ra từ hai bên mép lưỡi. Đây là âm biên, có âm thanh, tương tự chữ “l” trong tiếng Việt.

2.3 Nhóm âm cuống lưỡi

  • g: Đây là âm gốc lưỡi. Để phát âm, gốc lưỡi áp sát vào ngạc mềm. Sau đó tách ra đột ngột để luồng không khí thoát ra từ miệng mà không có bật hơi. Cách phát âm tương tự như chữ “c” hoặc “k” trong tiếng Việt.
  • k: Đây cũng là âm gốc lưỡi. Để phát âm, gốc lưỡi chạm vào ngạc mềm. Sau đó tách ra đột ngột cho luồng không khí thoát ra từ miệng. Đây là âm tắc, có bật hơi, tương tự như chữ “kh” trong tiếng Việt.
  • h: Đây là âm gốc lưỡi. Để phát âm, gốc lưỡi nâng cao nhưng không chạm vào ngạc mềm. Đây là âm xát, không có bật hơi, tương tự như chữ “h” trong tiếng Việt.

2.4 Nhóm âm lưỡi trước

  • z: Đây là âm đầu lưỡi trước. Để phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên. Đây là âm bán tắc, không có bật hơi. Cách phát âm tương tự như chữ “ch” trong tiếng Việt.
  • c: Đây là âm đầu lưỡi trước. Để phát âm, đầu lưỡi chạm vào lợi trên. Đây là âm bán tắc, có bật hơi. Cách phát âm giống chữ “x” trong một số vùng miền ở tiếng Việt.
  • s: Đây là âm đầu lưỡi trước. Để phát âm, đầu lưỡi nâng sát lợi trên. Đây là âm xát, không có bật hơi. Cách phát âm hơi giống với chữ “x” trong tiếng Việt.

2.5 Nhóm âm lưỡi sau

  • zh: Phát âm gần giống như “tr” trong tiếng Việt. Để phát âm, môi cần tròn và lưỡi uốn cong. Đây là âm không bật hơi.
  • ch: Phát âm gần giống như “tr” nhưng có bật hơi. Để phát âm, môi cần tròn và lưỡi uốn cong. Đây là âm bật hơi, phát âm tương tự như âm “xờ chờ” trong tiếng Việt.
  • sh: Phát âm gần giống như “s” nhưng mạnh hơn. Để phát âm, môi cần tròn và lưỡi uốn cong. Đây là âm xát, không có bật hơi
  • r: Đây là âm đầu lưỡi sau. Để phát âm, đầu lưỡi nâng sát ngạc cứng ở phía trước. Cho luồng không khí thoát ra qua một khe nhỏ và hẹp. Đây là âm xát, có âm thanh, và cần uốn lưỡi khi phát âm. Cách phát âm tương tự chữ “r” trong tiếng Việt.

2.6 Nhóm âm mặt lưỡi

  • j: Đây là âm mặt lưỡi. Để phát âm, mặt lưỡi chạm nhẹ vào ngạc cứng. Đây là âm bán tắc, không bật hơi, phát âm gần giống chữ “ch” trong tiếng Việt.
  • q: Đây cũng là âm mặt lưỡi. Để phát âm, mặt lưỡi chạm nhẹ vào ngạc cứng. Đây là âm bán tắc, có bật hơi, phát âm tương tự âm “sch” trong tiếng Đức.
  • x: Đây là âm mặt lưỡi. Để phát âm, mặt lưỡi nâng cao sát ngạc cứng, cho luồng không khí thoát ra từ giữa. Đây là âm xát, không có bật hơi. Và có phát âm gần giống chữ “x” trong tiếng Việt.

3. Cách đọc thanh điệu trong tiếng Trung

Đọc đúng thanh điều là một trong những yếu tố bắt buộc khi học phát âm tiếng Trung. Dưới đây là hướng dẫn cách đọc 4 thanh điệu chi tiết nhất mà bạn cần biết:

ví dụ các thanh điệu trong tiếng trung

  • Thanh 1 “ ˉ ” : Thanh này thường được đọc bằng giọng bình thường, không quá cao cũng không quá thấp.
  • Thanh 2 “ ˊ ”: Thanh này có độ cao tăng dần từ thấp lên cao rồi hạ xuống một chút.
  • Thanh 3 “ ˇ ”: Thanh này có độ cao giảm dần từ cao xuống thấp rồi lại tăng lên một chút ở cuối.
  • Thanh 4 “ ˋ ”: Thanh này có độ cao bắt đầu cao. Rồi hạ xuống thấp và kéo dài âm cuối.

4. Lời kết

Trên đây, hệ thống tiếng Trung đã hướng dẫn cách học phát âm tiếng Trung một cách chi tiết nhất. Bao gồm cả cách đọc vận mẫu, thanh mẫu và thanh điệu. Nếu bạn cảm thấy hữu ích thì đừng quên ghé thăm chuyên mục Kho Tài Liệu Tiếng Trung để đón đọc những bài viết tiếp theo nhé.

5/5 - (3 bình chọn)
TƯ VẤN
LỘ TRÌNH HỌC TẬP 1:1
CÙNG CHUYÊN GIA HSK