Trang chủ | Thư viện Hán ngữ | Kho tài liệu tiếng Trung | Học bảng chữ cái tiếng Trung: Bí quyết cho người mới học

Học bảng chữ cái tiếng Trung: Bí quyết cho người mới học

Học bảng chữ cái tiếng Trung: Bí quyết cho người mới học

Hướng dẫn chi tiết cách học bảng chữ cái tiếng Trung hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu. Khám phá bí quyết ghi nhớ nhanh chóng và dễ dàng.

Học bảng chữ cái tiếng Trung là bước đệm đầu tiên và quan trọng nhất trên con đường chinh phục ngôn ngữ này. Việc nắm vững bảng chữ cái sẽ giúp bạn đọc, viết và phát âm tiếng Trung một cách chính xác hơn. Hãy cùng hệ thống tiếng Trung CTI HSK cùng tìm hiểu chi tiết về bảng chữ cái tiếng Trung trong bài viết sau.

1. Bảng chữ cái tiếng Trung là gì?

Tiếng Trung không có bảng chữ cái theo cách hiểu thông thường như tiếng Việt hay tiếng Anh. Thay vào đó, nó sử dụng các ký tự Hán tự (汉字, Hànzì). Mỗi ký tự biểu thị một ý nghĩa và thường cũng đại diện cho một từ. Để giúp người học đọc và phát âm, hệ thống phiên âm La-tinh gọi là Pinyin (拼音) được sử dụng. Pinyin bao gồm các ký tự La-tinh, cùng với dấu thanh để biểu thị âm điệu.

bảng chữ cái tiếng trung

2. Bảng chữ cái tiếng Trung gồm những gì?

Sau đây, hệ thống tiếng Trung CTI HSK sẽ chỉ ra các các phần của bảng chữ cái tiếng Trung một cách chi tiết và chính xác nhất:

2.1 Vận mẫu (nguyên âm)

Khi mới học tiếng Trung, vận mẫu (hay còn gọi là nguyên âm) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chúng là một trong ba yếu tố cơ bản cấu thành nên một âm tiết, cùng với thanh mẫu và thanh điệu.
Vận mẫu chính là phần âm cuối trong mỗi âm tiết tiếng Trung. Khi kết hợp với các phụ âm đầu (thanh mẫu) sẽ tạo nên vô vàn từ ngữ khác nhau.
Trong tiếng Trung có tổng cộng 36 vận mẫu. Đồng thời được chia làm 4 nhóm như sau:

  • 6 nguyên âm đơn: a, o, e , i, u, ü
  • 13 nguyên âm kép: ai, ei, ao, ou, ia, ie, ua, uo, üe, iao, iou, uai, uei
  • 16 nguyên âm mũi: an, en, in, ün, ian, uan, üan, uen (un), ang, eng, ing, ong, iong, iang, uang, ueng
  • 1 vận mẫu cong lưỡi: er

36 vận mẫu tiếng trung

2.2 Thanh mẫu (phụ âm)

Trong tiếng Trung, thanh mẫu (声母, shēngmǔ) là các âm đầu trong một âm tiết. Đây là thành phần mở đầu của âm tiết trước khi đến phần vận mẫu. Tổng cộng có 21 thanh mẫu. Trong đó gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Dựa vào cách đọc, thanh mẫu được chia làm các nhóm như sau:

  • Nhóm âm hai môi và răng môi: b, p, f, m
  • Nhóm âm đầu lưỡi: d, t, n, l
  • Nhóm âm cuống lưỡi: g, k, h
  • Nhóm âm lưỡi trước: z, c, s
  • Nhóm âm lưỡi sau: zh, ch, sh, r
  • Nhóm âm mặt lưỡi: j, q , x

2.3 Thanh điệu (dấu)

Trong tiếng Trung, thanh điệu (声调, shēngdiào) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý nghĩa của từ. Mỗi âm tiết trong tiếng Trung có thể mang một trong bốn thanh điệu. Sự thay đổi thanh điệu có thể dẫn đến sự thay đổi nghĩa của từ. Dưới đây là các thanh điệu chính trong tiếng Trung:

  • Thanh 1(¯): m cao và đều, không thay đổi độ cao. Ví dụ: mā (妈, mẹ)
  • Thanh 2 (ˊ): m bắt đầu từ mức trung bình và lên cao. Ví dụ: má (麻, cây gai dầu)
  • Thanh 3 (ˇ): m bắt đầu từ mức thấp, hạ xuống, rồi sau đó lên cao. Ví dụ: mǎ (马, con ngựa)
  • Thanh 4 (ˋ): m bắt đầu từ mức cao và xuống nhanh chóng. Ví dụ: mà (骂, mắng)

thanh điệu trong tiếng trung

Ngoài 4 thanh chính trên, còn có thanh nhẹ (轻声, qīngshēng). Thanh này không có ký hiệu cụ thể. Và thường không đánh dấu thanh. m nhẹ, không nhấn mạnh, không có độ cao cố định. Tùy vào ngữ cảnh và từ đi trước.
Ví dụ: ma (吗, trợ từ câu hỏi)

3. Các nét cơ bản trong tiếng Trung

Để học tốt tiếng Trung, bạn nhất định phải nắm rõ các nét cơ bản. Gồm có 8 nét: ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập và móc. Cụ thể như sau:

  • Nét ngang: Nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải. Ví dụ: 大 (đại)
  • Nét sổ: Nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới. Ví dụ: 丰 (phong)
  • Nét chấm: Một dấu chấm nhỏ. Ví dụ: 六 (lục)
  • Nét hất: Nét cong, đi lên từ trái sang phải. Ví dụ: 汁 (dịch)
  • Nét phẩy: Nét cong, kéo xuống từ phải qua trái. Ví dụ: 八 (bát)
  • Nét mác: Nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải. Ví dụ: 八 (bát)
  • Nét gập: Nét kết hợp của nét sổ và nét ngang, tạo thành góc vuông. Ví dụ: 马 (mã)
  • Nét móc: Nét cong nhỏ thường xuất hiện ở cuối nét khác. Ví dụ: 小 (tiểu)

4. Bí quyết học bảng chữ cái tiếng Trung nhanh chóng, đơn giản

Bảng chữ cái là một trong những yếu tố bắt buộc nếu muốn học tiếng Trung. Sau đây, CTI HSK sẽ bật mí các tips học bảng chữ cái cực đơn giản, dễ hiểu cho người mới bắt đầu:

luyện viết hán tự mỗi ngày

– Cần hiểu rõ cấu trúc:

  • Thanh mẫu: Là phần đầu của âm tiết, tương đương với phụ âm trong tiếng Việt.
  • Vận mẫu: Là phần cuối của âm tiết, tương đương với nguyên âm trong tiếng Việt.
  • Thanh điệu: Là phần tạo ra cao độ và ngữ điệu cho âm tiết.

– Học theo nhóm:

  • Nhóm âm tương tự: Gộp các âm có cách phát âm tương tự nhau vào một nhóm để dễ so sánh và ghi nhớ. Ví dụ: nhóm âm b, p, m, f hoặc nhóm âm z, c, s.
  • Nhóm vận mẫu: Tương tự, bạn có thể nhóm các vận mẫu có cấu tạo giống nhau để học.

– Kết hợp học đọc và viết:

  • Viết các nét cơ bản: Việc luyện viết các nét cơ bản sẽ giúp bạn nhớ hình dạng của chữ Hán tốt hơn.
  • Viết kèm theo phiên âm: Viết chữ Hán kèm theo phiên âm Pinyin sẽ giúp bạn liên kết âm thanh với hình ảnh.

– Luyện tập thường xuyên:

  • Nghe và lặp lại: Nghe các bài hát, câu nói đơn giản bằng tiếng Trung và cố gắng lặp lại.
  • Tự nói chuyện với bản thân: Tự đặt câu hỏi và trả lời bằng tiếng Trung để làm quen với việc sử dụng ngôn ngữ.

– Sử dụng công cụ hỗ trợ:

  • Ứng dụng học tiếng Trung: Có rất nhiều ứng dụng cung cấp các bài học, trò chơi giúp bạn luyện tập bảng chữ cái.
  • Video trên YouTube: Xem các video hướng dẫn phát âm và viết chữ Hán.

5. Lời kết

Hy vong bài viết sẽ thực sự giúp ích cho việc học bảng chữ cái tiếng Trung của bạn. Từ đó ngày càng nâng cao trình độ Hán ngữ một cách nhanh chóng, hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy hữu ích thì đừng quên ghé thăm chuyên mục Kho Tài Liệu Tiếng Trung để đón đọc những bài viết tiếp theo nhé.

5/5 - (3 bình chọn)
TƯ VẤN
LỘ TRÌNH HỌC TẬP 1:1
CÙNG CHUYÊN GIA HSK